Đàn tranh là một trong những loại nhạc cụ dân tộc quan trọng của nền âm nhạc dân gian Việt Nam. Theo thời gian, đàn tranh có sự cải tiến để phù hợp với văn hóa dân gian của người Việt. Chính vì thế, không phải ai cũng biết được chính xác đàn tranh có bao nhiêu dây? Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của propereats.org chúng tôi giải đáp chi tiết về thắc mắc này, cùng theo dõi nhé.
I. Nguồn gốc của đàn tranh Việt Nam
Đàn tranh hay còn gọi là đàn thập lục thuộc họ dây, chi gảy. Với kiểu dáng gọn nhẹ, màu âm giàu sức biểu cảm và khả năng diễn tấu phong phú, đàn tranh từ vị trí là cây đàn quý tộc của chốn cung đình thì nay đã trở nên gần gũi với người dân lao động bên cạnh đàn nhị, sáo, đàn bầu, đàn nguyệt… Đàn tranh ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám.
Sự ra đời của thể loại Tài Tử- Cải lương đầu thế kỷ 20, với khối lượng bài bản phong phú và cách diễn tấu đặc trưng đã trở thành mảnh đất tốt để đàn tranh ngày càng trở nên rộng rãi.
Năm 1956, Học viện âm nhạc Quốc gia đã đưa đàn tranh vào giảng dạy và trở thành môn học độc lập.
Nói về lịch sử đàn tranh, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đều nhận định rằng, đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh của Trung Quốc và được du nhập vào nước ta từ đời nhà Trần, khoảng thế kỷ XIII.
Khi du nhập vào Việt Nam, đàn tranh được sử dụng phổ biến trong những dàn nhạc dân tộc, đờn ca tài tử, cải lương, chèo… Đàn tranh Việt Nam có họ hàng với những loại đàn tranh cùng chủng loại ở châu Á như đàn Koto (Nhật Bản), đàn Jatắc (Mông Cổ), đàn Gayageum (Triều Tiên)…
II. Hệ thống dây của đàn tranh
Bởi có 16 dây nên đàn tranh còn được gọi là đàn thập lục. Âm thanh của đàn tranh rất trong sáng nên phối hợp tốt với những bản bạc vui tươi nhưng đôi khi lại lộ ra sự trầm buồn. Bởi dây đàn tranh được làm từ kim loại mỏng, lụa… nên âm thanh của loại đàn này không phù hợp với những người yêu thích sự mạnh mẽ. Vì thế, đàn tranh được dùng nhiều cho những buổi hòa nhạc, đệm hát, độc tấu…
Tuy nhiên, hiện nay đàn tranh đã có những sự cải tiến và thay đổi, vậy đàn tranh có bao nhiêu dây?
Đàn tranh Việt Nam gồm có các loại:
- Loại đàn tranh có 16 dây
- Loại đàn tranh có 17 dây
- Loại đàn tranh có 19 dây
- Loại đàn tranh có 21 dây
- Loại đàn tranh có 22 dây
Đàn tranh cổ Trung Quốc gồm có:
- Loại đàn tranh có 21 dây
- Loại đàn tranh có 23 dây
- Loại đàn tranh có 25 dây
Theo Wikipedia, các phiên bản của đàn tranh gồm có
- Đàn cổ tranh 9 dây chủ yếu dành cho người tập chơi, đặc biệt là trẻ em.
- Cổ tranh điện là loại đàn tranh được gắn thêm pickup để khuếch đại âm thanh.
- Cổ tranh 36 dây được tạo bởi Trường Chí Nhạc năm 1972. Loại cổ tranh này có 36 dây đi kèm với 36 con nhạn.
- Cổ tranh 44 dây cũng được tạo năm 1972 bởi Trương Chí Nhạc, với 44 dây được điều chỉnh theo thang độ diatonic.
- Cổ tranh đa âm được phát triển bởi giáo sư Lý Manh năm 2011. Đây thực sự là sự kết hợp của đàn tranh 21 dây và 16 dây với nhau.
III. Cấu tạo của đàn tranh
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được đàn tranh có bao nhiêu dây. Tuy nhiên để hiểu rõ về loại nhạc cụ dân tộc này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm tìm hiểu thêm về cấu tạo đàn tranh ở nội dung tiếp theo nhé.
1. Thùng đàn tranh
Đàn tranh có hình hộp dài, thân đàn dài khoảng 100cm, hai đầu được thiết kế to và thuôn nhọn. Phần thân đàn được làm từ gỗ mun hoặc gỗ trắc. Phần đầu lớn có chiều rộng từ 25 đến 30cm, trong khi đó đầu nhỏ sẽ chiều rộng từ 15 đến 20cm. Chính cấu trúc nay đã tạo sự yên tĩnh của đàn tranh.
2. Mặt đàn tranh
Bề mặt của đàn tranh được uốn cong hình vòm từ gỗ ngô đồng dài khoảng 0.05cm. Nhiều ý kiến cho rằng phần đỉnh cong của đàn tranh chính là biểu tượng của bầu trời.
3. Đáy đàn tranh
Đáy đàn tranh được thiết kế phẳng để người chơi có thể dễ dàng đặt lên đùi hoặc mặt phẳng, điều này mang lại sự ổn định khi chơi. Bên cạnh đó, phần đáy sẽ được khoét 3 lỗ. Trong số đó, có 1 lỗ lớn ở đầu đàn giúp thoát âm thành và kết nối các dây đàn với nhau. Phần lỗ nhỏ hơn dùng để treo đàn khi không sử dụng đến và một lỗ hình chữ nhật giúp dễ dàng di chuyển xuống đáy đàn.
4. Cầu đàn tranh
Ở đầu lớn của đàn tranh có một miếng gỗ cong nhô lên, được gọi là cầu nối. Cầu đàn tranh có 16 lỗ nhỏ liên tiếp giúp luồn và cố định dây đàn tranh không bị xê dịch khi chơi.
5. Ngựa đàn (Nhạn)
Khi quan sát đàn tranh bạn sẽ thấy có 32 vật sắc nhọn hình chữ A, đây được gọi là cây cầu hoặc ngựa đàn, nhạn đàn. 32 cây cầu này được dùng để treo dây và giúp dây di chuyển dọc để điều chỉnh cao độ của mỗi dây ngay cả khi chơi.
6. Dây đàn
Trước đây, đây đàn tranh được làm từ lựa. Tuy nhiên, ngày nay đã được cải tiến làm từ kim loại như đồng, thép không gỉ.
7. Trục đàn
Ở phần nhỏ hơn của đàn tranh có một trục với nhiệm vụ là kéo căng dây hoặc thả hoặc nhân đôi dây nhằm tạo ra âm thành khác nhau. Khi kết hợp với sự di chuyển của ngựa đàn sẽ tạo ra sự thiên biến vạn hóa của đàn tranh.
8. Móng gảy đàn
Tuy không phải là bộ phận chính của đàn tranh nhưng nếu thiếu những móng gảy đàn thì người chơi sẽ không có được sự uyển chuyển trong việc tạo ra âm thanh cũng như dễ bị tổn thương khi đánh đàn bởi dây đàn rất mỏng và căng cứng. Móng gảy đàn được làm từ kim loại, sừng hoặc mai rùa…
Như vậy, qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết được đàn tranh có bao nhiêu dây cũng như nguồn gốc, cấu tạo của loại đàn này. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nhạc cụ dân tộc đặc sắc này.